Triển vọng thị trường ngành xây dựng Việt Nam năm 2019

Sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
Trong buổi tọa đàm “Tiềm năng phát triển ngành Xây dựng Việt Nam năm 2019”. Các chuyên gia đều cho rằng kinh tế ổn định, tốc độ đô thị hóa gia tăng, do vậy nhu cầu ở rất lớn là nguyên nhân khiến ngành xây dựng tăng trưởng ở các năm tiếp theo.
Triển vọng thị trường ngành xây dựng Việt Nam năm 2018

Ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính và bất động sản cho biết, với nhiều tín hiệu tốt ở kinh tế vĩ mô, dòng vốn đầu tư nước ngoài, sự phát triển của thị trường bất động sản có thể dự đoán ngành xây dựng sẽ tăng trưởng cao trong năm nay.

Theo đó, ngành xây dựng sẽ tiếp tục là ngành có tốc độ tăng trưởng hàng đầu trong hơn 10 năm qua.

Doanh thu ngành xây dựng tăng trưởng liên tục trong 2008 từ mức 1,2 tỉ USD lên 12,8 tỉ USD năm 2018.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận đầu tư Công ty Savills cho biết giai đoạn 2019-2021 là cơ hội lớn cho nhóm công ty công trình dân dụng.

Theo ông Khương, việc huy động vốn của các công ty xây dựng và bất động sản từ nước ngoài hay trên thị trường chứng khoán sẽ đổ vào ngành xây dựng tạo ra sự tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.

Ông Lê Viết Hải, Tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, cho rằng các công ty nội địa tại Việt Nam đã làm chủ được thị trường.

144240khoa-xay-dung-image001

Ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Tuy nhiên, TS. LS Bùi Quang Tín – CEO Trường Doanh nhân BizLight, thành viên Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho rằng cần có các giải pháp nguồn vốn phát triển bền vững ngành Xây dựng trong năm 2019 vì phần lớn các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn đi vay, chủ yếu là từ ngân hàng. Ông cho rằng với tốc độ đô thị hóa nhanh trong tương lai sẽ là nền tảng để tăng trưởng cho ngành Xây dựng.

Theo ông Tín, tại báo cáo triển vọng đô thị hóa thế giới: Tốc độ tăng dân số bình quân của Việt Nam là 1,2 – 1,5%/năm và tốc độ tăng trưởng đô thị trung bình là 3,4%/năm… Do vậy, tiềm năng tăng trưởng phân khúc nhà ở trong nước còn rất lớn, nhu cầu văn phòng tăng mạnh và phân khúc công nghiệp – kho vận tiếp tục hoạt động tốt nhờ dòng vốn FDI mạnh.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng đóng vai trò sống còn đối với sự phát triển của thị trường bất động sản cũng như hoạt động giao thương, phát triển kinh tế.

Rất nhiều công trình mới như cầu vượt, hầm chui, tàu điện trên cao, đường cao tốc… đã được xây dựng để theo kịp tốc độ phát triển này.

Cũng theo ông Tín, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cầu đường thường có giá trị thấp hơn nhưng đem lại biên lợi nhuận cao và thời gian thi công ngắn hơn so với các dự án xây dựng cao ốc, chung cư.

Do đó, nắm bắt được xu hướng này sẽ là động lực tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp xây dựng trong bối cảnh thị trường bất động sản chịu tính chu kỳ rất lớn trong thời gian tới.
Ngoài ra, theo ADB dự đoán công nghiệp và du lịch tăng trưởng khá cũng sẽ là cơ hội phát triển cho ngành Xây dựng.



Bấm để gọi
0913768785